Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh trao Bằng khen và tặng hoa chúc mừng tập thể ĐHBK Hà Nội đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập" năm học 2022-2023
Sáng nay (15/1/2024), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ viên chức (CBVC) năm 2023 với gần 250 đại biểu tham dự. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cùng lãnh đạo các Vụ (Bộ GD&ĐT), đại diện lãnh đạo Công đoàn Giáo dục Việt Nam dự Hội nghị.Trước đó, Hội nghị CBVC cấp đơn vị của ĐHBK Hà Nội đã được tiến hành từ 15 - 30/12/2023 theo kế hoạch. Các đơn vị đã tiến hành thảo luận báo cáo của đơn vị, đóng góp ý kiến cho Dự thảo báo cáo của Giám đốc đại học về kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị CBVC năm 2023, Dự thảo Quy chế dân chủ sửa đổi bổ sung và đã có nhiều ý kiến góp ý quan trọng, tâm huyết vì sự phát triển chung của ĐHBK Hà Nội.Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Giám đốc đại học đã tiếp thu để hoàn thiện bản báo cáo tổng kết hoạt động của Đại học năm 2023 và đề ra phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.PGS. Huỳnh Quyết Thắng - Giám đốc ĐHBK Hà Nội - báo cáo tại Hội nghịBách khoa Hà Nội hoàn thành tốt và đầy đủ các nhiệm vụ đề ra Thực hiện Nghị quyết Hội nghị đại biểu CBVC năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, ĐHBK Hà Nội đã hoàn thành một số nhiệm vụ đề ra: Hoàn thiện bộ máy tổ chức, tăng cường năng lực quản trị; tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số; Tăng cường quản lý chất lượng, đổi mới CTĐT; Đổi mới công tác tuyển sinh…Đặc biệt, Giám đốc ĐHBK Hà Nội phân tích sâu các nhiệm vụ: Tăng cường phát triển KHCN và ĐMST; Tăng cường hợp tác đối ngoại và đẩy mạnh quốc tế hóa; Cải thiện môi trường học thuật và hỗ trợ người học.Đánh giá tổng quan kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, PGS. Huỳnh Quyết Thắng cho biết Đại học đã hoàn thành ở mức đầy đủ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Một số lý do khó khăn khách quan, khó khăn trong hệ thống, … sẽ được dần tháo gỡ trong năm 2024.Nhìn chung, năm 2023, thực hiện Nghị quyết của Hội nghị CBVC, Ban Giám đốc cùng các bộ phận quản lý đã thực hiện đầy đủ, trách nhiệm các nội dung đã đề ra.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, lãnh đạo ĐHBK Hà Nội cùng các cán bộ, giảng viên tham dự Hội nghị
Năm 2024: 7 nhiệm vụ, 36 nội dung, 26 chỉ tiêu chínhVề phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, PGS. Huỳnh Quyết Thắng nhấn mạnh: Năm 2024 sẽ là năm ĐHBK Hà Nội “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi số mạnh mẽ, Đẩy mạnh hội nhập quốc tế” với 7 nhiệm vụ, 36 nội dung, 26 chỉ tiêu chính, cụ thể: 1: Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cho giai đoạn phát triển mới;2: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, đào tạo và hỗ trợ người học;3: Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và thành công của người học;4: Tăng cường công tác truyền thông hướng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh;5: Thúc đẩy, nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả nghiên cứu;6: Tăng cường hợp tác liên kết mạng lưới đại học/viện nghiên cứu và đẩy mạnh quốc tế hóa;7: Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất.GS. Lê Anh Tuấn - Chủ tịch hội đồng đại học - báo cáo tại Hội nghịĐồng chí Đặng Chí Dũng - Trưởng Ban Thanh tra nhân dân - báo cáo tại Hội nghịCác đại biểu lắng nghe tóm tắt các ý kiến góp ý cho Dự thảo báo cáo của Giám đốc, Dự thảo Quy chế Dân chủ, Báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng đại học và Báo cáo của Ban Thanh tra nhân dân năm 2023; Giải trình của Ban Giám đốc và các đồng chí lãnh đạo đơn vị cấp hai về các ý kiến góp ý cho các Dự thảo báo cáo và một số vấn đề sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng cho năm 2024; nêu ý kiến trực tiếp tại Hội nghị và được lãnh đạo ĐH trả lời cụ thể, thấu đáo.Các đại biểu ghi nhận và đánh giá cao vai trò của Hội đồng đại học năm 2023 trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đóng góp vào phát triển Đại học theo đúng sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược đã xác định; Thông qua Báo cáo của Ban Thanh tra nhân dân năm 2023 và phương hướng hoạt động năm 2024; Thông qua một số nội dung sửa đổi, bổ sung Quy chế Chi tiêu nội bộ; Thông qua một số nội dung sửa đổi, bổ sung Quy chế Dân chủ.Hội nghị đã thông qua kết quả bầu cử bầu Ban Thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 2024 - 2026 gồm 5 đồng chí: Nguyễn Việt Cường, Trường Vật liệu; Đặng Chí Dũng, Trường Điện – Điện tử; Trần Đăng Quốc, Trường Cơ khí; Ngô Đình Hòa, Văn phòng Đảng ủy; Nguyễn Trường Giang, Trường Hóa và Khoa học sự sống.Bộ GD&ĐT khen thưởng nhiều cá nhân, tập thể ĐHBK Hà Nội
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh trao các danh hiệu thi đua, khen thưởng của Bộ GD&ĐT cho các đơn vị, cá nhân
Trong khuôn khổ Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh trao các danh hiệu thi đua, khen thưởng của Bộ GD&ĐT cho các đơn vị, cá nhân thuộc ĐH Bách khoa Hà Nội, cụ thể:Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho tập thể ĐHBK Hà Nội đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập" năm học 2022-2023;Tặng Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT cho Phòng Hành chính tổng hợp (nay là Văn phòng đại học) – ĐHBK Hà Nội đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập" năm học 2022-2023;Công nhận danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" cho 5 tập thể thuộc ĐHBK Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2022-2023, gồm: Phòng Tổ chức cán bộ (nay là Ban Tổ chức - Nhân sự); Phòng Quản lý chất lượng (này là Ban Quản lý chất lượng); Phòng Hành chính tổng hợp (này là Văn phòng đại học); Phòng Truyền thông và Quản trị thương hiệu (nay là Trung tâm Truyền thông và Tri thức số); Phòng Thanh tra Pháp chế (nay là Ban Thanh tra, Pháp chế và Kiểm toán nội bộ);Công nhận danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp Bộ" cho 9 cá nhân đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác từ năm học 2020-2021 đến năm học 2022-2023;Tặng Bằng khen cho Phòng Quản lý chất lượng (nay là Ban Quản lý chất lượng) và 37 cá nhân thuộc ĐH Bách khoa Hà Nội vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm liên tục từ năm học 2021-2022 đến năm học 2022-2023.PGS. Huỳnh Quyết Thắng và PGS. Bùi Đức Hùng - Chủ tịch Công đoàn Đại học ký kết Giao ước thi đua
Nhìn toàn cảnh bức tranh Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023, bên cạnh việc tập trung mọi nguồn lực phục vụ quá trình tái cấu trúc theo mô hình Đại học, lãnh đạo đại học cùng toàn thể đội ngũ cán bộ, viên chức đã nỗ lực hoàn thành 7 nhiệm vụ trọng tâm và các định hướng Hội nghị đại biểu cán bộ, viên chức năm 2022 đã đề ra.
Với sự đồng lòng, quyết tâm của toàn thể Người Bách khoa, tập thể cán bộ, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội quyết tâm thực hiện thắng lợi 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đã đề ra theo phương châm “Đổi mới sáng tạo - Chuyển đổi số và Chuyển đổi xanh”, hoàn thành thắng lợi 10 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện “Chiến lược phát triển Trường ĐHBK Hà Nội giai đoạn 2017-2025” trong giai đoạn 2021-2025, tạo tiền đề tiền đề cho giai đoạn phát triển mới với mục tiêu đưa Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á.
9 GIẢNG VIÊN ĐƯỢC GIÁM ĐỐC ĐHBK HÀ NỘI KHEN THƯỞNG
3 Tác giả chính công trình khoa học có ảnh hưởng: PGS. Nguyễn Công Tú - GVCC Khoa Vật lý kỹ thuật; TS. Giáp Văn Nam - GV Trường Điện - Điện tử; TS. Trịnh Văn Chiến - GV Trường CNTT&TT.
3 Cán bộ tiêu biểu thu hút tài trợ và hợp tác nghiên cứu: PGS. Nguyễn Phi Lê - GĐ Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo, Trường CNTT&TT; PGS. Phạm Thanh Huyền - Trưởng Ban CTSV; TS. Chu Thị Hải Nam - GV Trường Hóa và Khoa học sự sống.
3 Giảng viên tiêu biểu trong giảng dạy: PGS. Đặng Đức Vượng - Phó Trưởng Khoa Vật lý kỹ thuật; TS. Nguyễn Thị Thanh Tú - Giảng viên Khoa Khoa học và Công nghệ giáo dục; ThS. Phạm Năng Văn - GV Trường Điện - Điện tử.
Gia Hân
Ảnh: Kim Chi - Duy Thành
Lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội và các doanh nghiệp cắt băng khai mạc Ngày hội việc làm Job Fair 2023
Ngày 16/4/2023, tại Đại học Bách khoa Hà Nội diễn ra Ngày hội việc làm Job Fair 2023, thu hút sự tham gia của 27 doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng hơn 3.000 sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội.Bên cạnh sự nhộn nhịp phỏng vấn ứng viên của các gian hàng, có hai người khá đặc biệt - một ngoại quốc, một Việt Nam - đứng bên lề tiếp xúc với các sinh viên. Hỏi chuyện, anh Kiên, phụ trách nhân sự Công ty TNHH Goertek Việt Nam kể ngay: Năm ngoái chúng tôi đăng ký tham gia mà Job Fair đã hết suất rồi, năm nay đăng ký mà vẫn chậm chân, được báo là đã hết “slot”. Chắc đợt tới chúng tôi phải đăng ký thật sớm. Job Fair Bách khoa Hà Nội siêu hot!Chuyện doanh nghiệp 2 năm chậm đăng ký chưa được xếp “slot”Anh Kiên cho biết Công ty Goertek Việt Nam của anh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh linh kiện điện tử chính xác và các thiết bị âm thanh thông minh tại hai cơ sở sản xuất là Bắc Ninh và Nghệ An. Hôm nay, sếp “bắt” các nhân viên công ty phải đưa đến đây, trực tiếp tiếp cận với sinh viên để xem các bạn định hướng việc làm như thế nào, tại sao sự kiện “hot” như thế này mà công ty chưa có cơ hội tham gia.Anh Kiên và quản lý nước ngoài phỏng vấn 2 sinh viên ngành Tự động hóa, Đại học Bách khoa Hà Nội“Quản lý cấp cao của công ty có một số người là cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Chúng tôi muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nên nhắm đến sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội. Công ty chọn Bách khoa Hà Nội bởi ngay “đầu vào” của Nhà trường đã tốt rồi, giảng viên tốt, môi trường tốt, đào tạo tốt nên chất lượng sinh viên tốt nghiệp không phải bàn. Điều duy nhất chúng tôi đặt ra là sinh viên có thái độ cầu tiến, khả năng học hỏi tiếp thu sẽ nhanh. Chỉ cần là sinh viên Bách khoa Hà Nội, có thái độ cầu tiến là “pass”! Vì không có gian hàng tại Job Fair 2023 nên chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức một buổi Hội thảo riêng với sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội” – Anh Kiên chia sẻ.Tiếp xúc với nhiều sinh viên từ sáng, lãnh đạo người nước ngoài của anh Kiên đặt câu hỏi: Dường như các sinh viên Bách khoa Hà Nội năm 4, năm 5 (đối tượng sẽ muốn thực tập tại công ty và đi làm) ít hơn sinh viên các năm khác? Ông nhận được ngay câu trả lời từ chính các sinh viên: Đại học Bách khoa Hà Nội có mối liên kết với nhiều doanh nghiệp nên một số sinh viên năm 4 thực tập tại công ty, năm 5 định hướng làm luôn tại đó, có việc làm khi chưa tốt nghiệp. “Chúng tôi rất mong được hợp tác chặt chẽ với Đại học Bách khoa Hà Nội trong tương lai để nắm bắt cơ hội tuyển dụng này như các doanh nghiệp khác” – thay lời lãnh đạo, anh Kiên bày tỏ. Ông Komatsu Shinobu (áo trắng) cùng nhân viên giới thiệu về hoạt động công ty cho các sinh viên Đại học Bách khoaCòn ông Komatsu Shinobu và các đồng sự Công ty TNHH Onogawa Việt Nam – doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử cho ô tô và điện thoại thông minh, nhà tài trợ Bạc cho Ngày hội – được biết Đại học Bách khoa Hà Nội là trường số 1 về ngành kỹ thuật tại Việt Nam ngay khi còn công tác tại Nhật Bản.Ông Komatsu Shinobu nói: “Sau khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi đã đến thẳng Đại học Bách khoa Hà Nội để thảo luận và xin lời khuyên. Chúng tôi đã nhận được sự giải thích cặn kẽ về chương trình đào tạo và sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình từ Nhà trường trong việc kết nối với các sinh viên. Kết quả, chúng tôi đã tuyển được 5 sinh viên vào năm 2022 và sẽ là thành viên chính thức của công ty trong năm 2023 này. Buổi Job Fair hôm nay chính là cơ hội để tôi gặp gỡ và giao lưu với nhiều người, mong tìm được những sinh viên Bách khoa Hà Nội ưu tú, cùng góp sức cống hiến cho sự phát triển khoa học kỹ thuật của Việt Nam và Nhật Bản”.PGS. Nguyễn Phong Điền - Phó Giám đốc đại học - phát biểu khai mạc Ngày hội việc làm Job Fair 2023
Những chia sẻ của hai nhà tuyển dụng Công ty Goetek Việt Nam và Công ty Onogawa Việt Nam như minh chứng cho phát biểu khai mạc Ngày hội việc làm Job Fair 2023 của PGS. Nguyễn Phong Điền – Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội: Trong rất nhiều năm, Đại học Bách khoa Hà Nội đã cố gắng phát triển các nội dung đào tạo để phục vụ một cách thiết thực cho xã hội. Hiện 42/65 chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội đã đạt chuẩn kiểm định quốc tế. Chúng tôi luôn luôn cố gắng tìm tòi các giải pháp để sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp vốn ngày càng khắt khe. Chúng tôi đặt một giải pháp rất quan trọng là hợp tác doanh nghiệp.Hợp tác doanh nghiệp không chỉ tìm một chỗ tạo điều kiện cho sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp, mà doanh nghiệp giúp cho Đại học Bách khoa Hà Nội nhìn nhận lại, thay đổi, hiệu chỉnh mục tiêu đào tạo, và cũng là một nơi để các sinh viên rèn luyện, học tập, đặc biệt là các đợt thực tập tốt nghiệp, bước đầu làm quen với văn hóa doanh nghiệp.Job Fair là một hoạt động thường niên của Đại học Bách khoa Hà Nội trong khuôn khổ đó, giúp cho sinh viên Bách khoa Hà Nội sớm tiếp xúc với các doanh nghiệp trong ngành và lĩnh vực các em được học. Sự kiện nhiều doanh nghiệp như vậy sẽ giúp các em có bầu không khí đầy ắp thông tin. Với những trải nghiệm tại Ngày hội, các sinh viên sẽ cùng Nhà trường dần hình thành văn hóa doanh nghiệp, giúp các em hòa đồng và phát triển tốt hơn tại các doanh nghiệp trong tương lai.Được biết, từ giờ đến cuối năm 2023, Job Fair sẽ được Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức thêm một số lần nữa.Hơn 3.000 sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia Ngày hội việc làm Job Fair 2023
Sinh viên Bách khoa Hà Nội ý thức về con đường sự nghiệp tương laiĐược nhà trường tạo điều kiện, các sinh viên Bách khoa Hà Nội tham gia sự kiện rất đông đảo để có thể sớm tiếp xúc với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Tại Ngày hội, nhiều bạn năm cuối có cơ hội tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp tại một doanh nghiệp mà mình yêu mến; các sinh viên năm 2, năm 3 tìm kiếm cơ hội học tập kinh nghiệm phỏng vấn, được các đại diện doanh nghiệp giới thiệu về tình hình sản xuất, phạm vi hoạt động, các sản phẩm của doanh nghiệp để hình dung ra công việc tương lai của mình sẽ như thế nào.Sinh viên Lê Hoàng Minh Quang (ngồi giữa) cùng các bạn hỏi thông tin tại gian hàng của Tập đoàn ViettelLê Hoàng Minh Quang – sinh viên năm 4 ngành Tự động hóa Trường Điện – Điện tử ngồi rất lâu tại gian hàng của Tập đoàn Viettel. Trước đó Quang đã hỏi thông tin rất kỹ về cơ hội thực tập và quy trình tuyển dụng tại gian hàng của Tập đoàn FPT. Minh Quang cho biết: “Em có thể ra trường sớm 1 kỳ nên muốn hỏi về cơ hội thực tập. Các doanh nghiệp rất quan tâm sinh viên Bách khoa, hiện doanh nghiệp chỉ nêu điều kiện đầu vào về TOEIC, GPA. Sau đấy sẽ có vòng phỏng vấn trực tiếp. Là sinh viên Bách khoa Hà Nội, em rất tự tin khi tham gia tuyển dụng tại các doanh nghiệp”.Nữ sinh viên năm 3 Viện Dệt may, Da giầy và Thời trang Nguyễn Thị Kim Xinh tại Ngày hội việc làm Job Fair 2023
Còn sinh viên Nguyễn Thị Kim Xinh – năm 3, ngành Công nghệ Dệt, Viện Dệt may, Da giầy và Thời trang cùng các bạn trong lớp dự Job Fair 2023 nhằm tìm hiểu trong lĩnh vực mình học có các công ty nào, ở đâu, đang tuyển những vị trí việc làm gì. Xinh chia sẻ: Từ năm thứ 1, em đã đi dự Ngày hội việc làm Trường tổ chức rồi. Đến giờ là 3-4 lần tham gia nên khá có kinh nghiệm! “Em thấy cơ hội việc làm khá nhiều và rộng mở cho sinh viên học Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự kiện Job Fair 2023 tổ chức rất quy mô, có nhiều thông tin hữu ích cho sinh viên chúng em” – Xinh nhận xét. Nguyễn Hoàng Minh – Sinh viên năm 1, Trường CNTT&TT tham gia Ngày hội việc làm Job Fair 2023
Học năm nhất, nhưng đây là lần thứ 2 sinh viên Nguyễn Hoàng Minh – Trường CNTT&TT tham dự Job Fair. Hỏi em năm nhất đã đi tìm hiểu cơ hội việc làm liệu có sớm quá không? Minh cười hiền: “Em muốn tìm hiểu về công việc và tương lai của mình, tìm hiểu các công ty liên quan đến công nghệ và truyền thông, AI như Công ty Got it. Mỗi lần tham gia Job Fair em được bổ sung thêm kiến thức, các anh chị giới thiệu cho em về môi trường làm việc, cách tuyển nhân sự. Sau đó về nhà em lên mạng tìm hiểu thêm để chuẩn bị cho việc ứng tuyển của bản thân trong thời gian sắp tới. Không chỉ riêng em năm nhất đâu, em vừa gặp 5-6 bạn cùng lớp em ở đây rồi!”Để thấy sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận dụng rất tốt Ngày hội việc làm Job Fair do Nhà trường tổ chức, lĩnh hội thêm những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, khám phá năng lực của bản thân, chọn cho mình được ngành nghề phù hợp. Còn các doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm bắt được mối quan tâm, xu hướng tìm việc làm của giới trẻ hiện nay.
Lãnh đạo các doanh nghiệp cùng BTC tham gia buổi tọa đàm tổ chức bên lề sự kiện
Bên lề sự kiện, Ban Tổ chức còn mở tọa đàm về nâng cao thương hiệu doanh nghiệp, thu hút sự tham gia của lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia Job Fair 2023.
Bên cạnh các hoạt động hướng nghiệp và tuyển dụng trực tiếp, các hoạt động hướng nghiệp và tuyển dụng trực tuyến (Online) được tổ chức từ 16 - 21/4/2023 tại Cổng thông tin hướng nghiệp SV. Chi tiết thông tin các vị trí tuyển dụng xem TẠI ĐÂY
Nhà tài trợ Job Fair 2023
Nhà tài trợ Bạc: Công ty TNHH Onogawa Việt Nam
Nhà tài trợ Đồng: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu hóa chất và thiết bị Kim Ngưu
Gia Hân. Ảnh: Tuấn Vũ
Ngày 17/3/2023, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn công bố Quyết định chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội, đồng thời trao các Quyết định công nhận Hội đồng đại học, Chủ tịch Hội đồng đại học, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025. Cũng trong hội nghị, các Nghị quyết chuyển chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng đại học, Phó Giám đốc đại học, Thư ký Hội đồng đại học và Kế toán trưởng cũng được công bố. Việc các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà trường được cơ quan chủ quản thống nhất và đồng bộ sẽ tạo đà cho sự phát triển chung của Đại học Bách khoa Hà Nội.Mở đầu bài phát biểu tại Buổi lễ quyết định quan trọng cho lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu chúc mừng tập thể Đại học Bách khoa Hà Nội: “Khi khuôn vỏ áo cũ đã trở nên chật hẹp, cần lột xác để phát triển. Một chữ Trường và một chữ Đại học tuy chỉ là ngôn từ nhưng có sự khác biệt rất lớn, thể hiện sự lựa chọn mô hình phát triển phù hợp với quy định của pháp luật. Sự chúc mừng không phải dành cho một cái tên mà cùng mừng cho sự phát triển của Đại học Bách khoa Hà Nội”.Ông cũng khẳng định, Đại học Bách khoa cần đi đầu trong việc thực hiện tự chủ, bởi muốn sản sinh ra tri thức mới, phát triển đội ngũ trí thức, đào tạo bậc cao, môi trường hoạt động của nó phải là môi trường tự chủ, tự do cho sáng tạo với tất cả ý nghĩa đầy đủ nhất. “Chúng tôi chúc cho Đại học Bách khoa Hà Nội hoàn thành thật tốt, phát triển thật nhanh và có một Đại học Bách khoa với mô hình đại học đa ngành mẫu mực cho khối công nghệ và kỹ thuật riêng, cho khối đại học Việt Nam nói chung.” PGS. Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu chúc mừng tập thể Đại học Bách khoa Hà NộiTại buổi lễ, TS. Nguyễn Viết Lộc, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GD&ĐT đã công bố các quyết định công nhận Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025: GS. Lê Anh Tuấn được công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học, PGS. Huỳnh Quyết Thắng được công nhận Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội. GS. Vũ Văn Yêm, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Đại học Bách khoa Hà Nội công bố các Nghị quyết của Hội đồng Đại học về công tác nhân sự: Bổ nhiệm TS. Bùi Đức Hùng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Đại học; bổ nhiệm các PGS: Nguyễn Phong Điền, Huỳnh Đăng Chính, Trần Ngọc Khiêm giữ chức vụ Phó Giám đốc; bổ nhiệm ThS. Lã Thu Thủy giữ chức vụ Kế toán trưởng; bổ nhiệm PGS. Nguyễn Việt Dũng giữ chức vụ Thư ký Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội. Chiến lược phát triển 2017-2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội đã được triển khai hiệu quả trong 5 năm vừa qua và được cụ thể hoá thành 10 nhiệm vụ cho giai đoạn 2021-2025. Với phương châm “Nhà trường làm nền tảng - Người thầy là chủ thể, là động lực phát triển - Người học là trung tâm”, Đại học Bách khoa Hà Nội có môi trường làm việc quốc tế hoá, nơi hội tụ và phát triển tài năng, thu hút sinh viên ưu tú, học giả xuất sắc trong nước và quốc tế đến học tập, nghiên cứu và làm việc, một trung tâm đổi mới sáng tạo công nghệ xuất sắc của khu vực.Với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt tỉ lệ cao nhất trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, tiềm lực và thành tích nghiên cứu của Đại học Bách khoa Hà Nội đã dần tiệm cận với chuẩn mực khu vực. Danh tiếng và vị thế của Nhà trường từng bước được nâng cao trong khu vực và trên thế giới. Kết quả tuyển sinh hằng năm cho thấy Đại học Bách khoa Hà Nội luôn là địa chỉ thu hút những học sinh ưu tú nhất của cả nước. Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên, người học để học tập, nghiên cứu, sáng tạo và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp. Ngày 02/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1512/QĐ-TTg chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội đánh dấu một mốc chuyển mình trong phát triển Nhà trường. Sự chuyển đổi này đã được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, cẩn trọng, là sự kế thừa những kết quả và kinh nghiệm của quá trình thực hiện tự chủ suốt thời gian dài ở Đại học Bách khoa Hà Nội, được thực hiện với tinh thần quyết liệt, đảm bảo sự phát triển đúng với định hướng, tầm nhìn và chiến lược phát triển của Nhà trường qua nhiều thế hệ. Với cam kết trách nhiệm xã hội cao nhất, Đại học Bách khoa Hà Nội kiên định con đường đổi mới để phát triển thành một đại học nghiên cứu thuộc nhóm các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu Châu Á, là hình mẫu thành công, phát triển bền vững của một đại học tự chủ toàn diện, có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng, cho đất nước. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn (ngoài cùng bên phải) và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn (ngoài cùng bên trái) trao Quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng đại học cho GS. Lê Anh Tuấn (thứ hai từ trái sang) và Quyết định công nhận Giám đốc đại học cho PGS. Huỳnh Quyết ThắngGS. Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng đại học đại diện phát biểu tại buổi lễ: “Kiên định với tầm nhìn và mục tiêu trở thành một đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo đa ngành, đa lĩnh vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ; là một trung tâm sáng tạo xuất sắc của khu vực; là nơi hội tụ của các học giả, trí thức trong nước và quốc tế; là nơi cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần phát triển và bảo vệ tổ quốc.” Đại học Bách khoa Hà Nội kiên định nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ then chốt, với tầm nhìn trở thành một đại học nghiên cứu đổi mới sáng tạo tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, có vị thế cao trong khu vực và trên thế giới.Nhà trường tiếp tục xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, khẳng định và nâng cao vị thế thương hiệu Đại học Bách khoa Hà Nội trong khởi nghiệp, khởi nguồn và đổi mới sáng tạo, sẵn sàng và tập trung nguồn lực, đóng góp trí tuệ xây dựng “Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Hồng, tại thành phố Hà Nội”. Từ khi thành lập năm 1956, các thế hệ giảng viên và cán bộ Đại học Bách khoa Hà Nội luôn tận tụy làm việc, cống hiến để “phát triển con người, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao tri thức, phục vụ xã hội và đất nước”. Người Bách khoa, các thế hệ nguyên giảng viên, đội ngũ hàng trăm ngàn cựu sinh viên, thế hệ giảng viên và sinh viên ngày nay, với phẩm chất mộc mạc, giản dị, chân thành, luôn làm việc với sự tôn trọng cá nhân, với sự đoàn kết, với tinh thần tận tâm, tận lực, đổi mới, khát vọng sáng tạo và đột phá, đã làm nên danh tiếng Đại học Bách khoa Hà Nội, giúp Nhà trường phát triển bền vững. Đại học Bách khoa Hà Nội đã, đang và luôn là “ngôi nhà thân yêu” của mọi “Người Bách khoa”, đoàn kết, tận tâm, tận lực làm việc và sáng tạo để đổi mới, đột phá, tỏa sáng và thành công.
Trong giai đoạn 2016-2022, số lượng đơn vị cấp 2 đã giảm từ con số 65 xuống còn 46 đơn vị, con số này sẽ tiếp tục được điều chỉnh giảm trong năm 2023; với quy mô hơn 1700 cán bộ viên chức, tỷ lệ cán bộ giảng dạy trong toàn đại học có trình độ TS hiện chiếm 75,5% (tỷ lệ trung bình của Việt Nam là 31,12%, năm 2021), tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học hàm GS, PGS chiếm 24,6% (tỷ lệ trung bình của Việt Nam là 7,1%, năm 2021); hệ thống quản trị và quản lý điều hành đang được vận hành theo hướng tăng cường phân cấp, dân chủ và minh bạch, đánh giá hiệu quả công việc theo vị trí việc làm và theo các chỉ số KPI/OKR. Hệ thống quản trị và đánh giá trên nền tảng số đồng thời cũng là công cụ để tính thu nhập tăng thêm của cán bộ một cách minh bạch và công bằng.
Đây là năm đầu tiên Bách khoa Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm kết hợp hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, kéo dài từ 23-29/4. Sự kiện với sự tham gia của 19 doanh nghiệp thu hút hàng nghìn sinh viên quan tâm.
Chỉ riêng học kỳ 2 năm học 2021 – 2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có gần 2,500 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và trên 4,000 sinh viên chuẩn bị đăng ký thực tập tại doanh nghiệp. Theo thống kê từ Nhà trường, trong năm 2021, 93% sinh viên tham gia các hoạt động hướng nghiệp và tìm kiếm việc làm.
Hiểu được tâm lý và nhu cầu của sinh viên và doanh nghiệp, trường Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục tổ chức sự kiện Ngày hội việc làm 2022 với nhiều hoạt động gắn kết và bổ ích.
Bên cạnh hoạt động tuyển dụng chính, Nhà trường cũng tổ chức các hoạt động hướng nghiệp theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, chuỗi hội thảo "Phát triển Năng lực Nghề nghiệp", tọa đàm "Năng lượng bền vững và mục tiêu NET ZERO 2050" và hội thảo "Hướng nghiệp và việc làm ngành Năng lượng".
PGS.TS. Đinh Văn Hải, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, phát biểu khai mạc sự kiện.
PGS. Đinh Văn Hải, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, cho biết sau 2 năm triển khai nhiều hoạt động về đào tạo, hỗ trợ sinh viên, hướng nghiệp theo hình thức trực tuyến, sinh viên và nhà tuyển dụng đã quen với các nền tảng và phương thức này. Năm nay, khi xã hội bắt đầu hoạt động theo “bình thường mới”, Nhà trường kết hợp tổ chức hai hình thức để tận dụng tính ưu việt của hệ thống việc làm trực tuyến.
Theo ông, cổng thông tin hỗ trợ hướng nghiệp và việc làm sinh viên – HustWork đem lại sự thuận tiện và hiệu quả cao. Thông qua cổng thông tin này, các thành viên có thể chia sẻ các thông tin để tìm kiếm việc làm và ứng viên, cũng như tìm những người có chung đam mê để cùng nhau hợp tác và phát triển mà không bị giới hạn về thời gian, địa điểm.
Sinh viên Bách khoa Hà Nội luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về nền tảng kỹ thuật, PGS. Đinh Văn Hải khẳng định. Để nâng cao các kỹ năng khác cho sinh viên, nhà trường cũng tổ chức nhiều hoạt động hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên như kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, viết CV... Những năm gần đây, chuẩn ngoại ngữ đầu ra của sinh viên Bách khoa Hà Nội được cải thiện đáng kể, tăng khả năng cạnh tranh của sinh viên Trường trên thị trường lao động quốc tế.
Ngày hội việc làm là sự kiện hàng năm của trường Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức với mục đích trở thành cầu nối giữa sinh viên và doanh nghiệp. Sự kiện năm nay có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế như FPT, Toshiba, Saint-Gobain, Viettel,...
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp có thể tìm được nguồn nhân lực chất lượng cao, quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Ngày hội việc làm cũng tạo môi trường để sinh viên Bách khoa Hà Nội gặp gỡ, giao lưu và tìm kiếm cơ hội tuyển dụng chính thức, thực tập hay việc làm bán thời gian.
Năm học 2021-2022, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo 65 chuyên ngành, với hơn 35,000 sinh viên hệ chính quy đang theo học. Trong đó, khoảng hơn 6,000 sinh viên năm cuối dự kiến tốt nghiệp có nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc và hàng vạn sinh viên đang học tập tại Trường có mong muốn tìm kiếm các việc làm với các mức độ và mục tiêu khác nhau.
Theo khảo sát của Trường, trên 90% sinh viên Bách khoa Hà Nội có việc làm sau tốt nghiệp và một bộ phận lớn các sinh viên Bách khoa Hà Nội đang làm việc tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Đây là những minh chứng rõ rệt khẳng định chất lượng đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Nguồn: hust.edu.vn
Dự án “Tăng cường hệ thống giáo dục Việt Nam nhằm hỗ trợ khả năng tìm kiếm việc làm và kỹ năng khởi nghiệp của sinh viên tốt nghiệp” (V2WORK) là một dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình Eramus+ tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu.
Dự án bao gồm các thành viên: (1) Phía Châu Âu: ĐH Alicante (Tây Ban Nha) – Điều phối; ĐH Coimbra (Bồ Đào Nha), ĐH FH Joanneum (Áo); (2) Phía Việt Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH Xã hội AIESEC Việt Nam, 8 trường ĐH Việt Nam, gồm: Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, trường ĐH Công nghiệp Vinh, ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Nha Trang, trường ĐH Tây Nguyên, trường ĐH Khoa học, Xã hội & Nhân văn - ĐHQG TP HCM, trường ĐH Thủ Dầu Một, trường ĐH Trà Vinh.
Trường Đại học Trà Vinh phối hợp Ban Chỉ đạo Thực hiện Đề án Hỗ trợ Khởi nghiệp tỉnh Trà Vinh, Ban Quản lý Dự án SME Trà Vinh và Hult Prize khu vực Đông Nam Á tổ chức Cuộc thi Hult Prize năm 2020 diễn ra tại trường đại học Trà Vinh vào hôm qua (23/11).
Khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc